Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

5 Kinh nghiệm bạn cần biết khi lựa chọn đồ sơ sinh

So sánh giá bán của các cửa hàng khác nhau đối với một sản phẩm cùng thương hiệu, chọn nơi cam kết bán hàng chính hãng, hoặc mua sắm vào thời điểm có chương trình khuyến mại – giảm giá, chỉ mua những thứ cần dùng với số lượng vừa đủ … Đó là một số gợi ý quan trọng giúp bạn chọn mua đồ sơ sinh an toàn, tiết kiệm.

1. Chọn nơi mua sắm đồ sơ sinh

Thị trường đồ sơ sinh cho bé hiện nay có rất nhiều cửa hàng & website bán hàng trực tuyến cung cấp, làm sao để bạn lựa chọn được nơi mua sắm đồ sơ sinh với chất lượng yên tâm, tiết kiệm tối đa?

Bạn nên tìm hiểu thông tin về những cửa hàng tại khu vực gần nơi ở của mình để đi lại thuận tiện hoặc website bán hàng, phải có đủ uy tín trên thị trường & cam kết sản phẩm là hàng chính hãng, không phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Bạn cũng nên so sánh sản phẩm cùng thương hiệu được bán tại các cửa hàng khác nhau để biết mua của cửa hàng nào sẽ rẻ hơn hoặc có thêm ưu đãi giúp bạn tiết kiệm tiền bạc.

Khi đã chọn được nơi mua sắm tin cậy giá rẻ, bạn sẽ không phải mất thời gian tìm kiếm cho những lần mua sắm tiếp theo cho bé yêu của mình nữa.

2. Chọn thương hiệu & chất lượng sản phẩm

Tiếp theo, bạn băn khoăn không biết nên chọn thương hiệu nào khi đứng trước  vô số  thương hiệu sản phẩm cho trẻ sơ sinh từ quần áo, bình sữa, bỉm tã, nôi cũi cho bé sơ sinh?

Bạn hãy tìm hiểu về các thương hiệu của sản phẩm cần mua, so sánh chất lượng & giá bán để tìm ra sự khác biệt vì cùng một sản phẩm tương tự nhưng các thương hiệu  có sự khác biệt về giá. Bạn hoàn toàn có thể chọn sản phẩm đáp ứng được mong muốn của mình mà giá lại rẻ hơn. Hãy chọn thương hiệu mà bạn tin tưởng vào chất lượng  mà giá rẻ hơn để tiết kiệm được tiền mua sắm.

Hướng dẫn lựa chọn đồ sơ sinh cho bé 


3. Chỉ mua những thứ cần mua với số lượng đủ dùng

Hãy thử tính toán xem bé sơ sinh của bạn cần dùng những gì, với số lượng bao nhiêu là đủ để tránh việc mua quá nhiều, dư thừa  khiến lãng phí tiền bạc.

Bạn nên tham khảo danh sách các sản phầm đồ sơ sinh cần thiết qua những người quen đã có kinh nghiệm về mua sắm đồ sơ sinh hoặc các nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy

4. Tận dụng chương trình giảm giá, khuyến mại

Ngay cả khi bạn đã chọn được một nơi cung cấp đồ sơ sinh có chất lượng & giá cả tốt nhất, bạn vẫn có thể tiết kiệm được thêm nếu đi mua sắm đồ sơ sinh cho bé vào lúc đang có chương trình giảm giá, khuyến mại. Đó là lúc nhiều món đồ có thể  rẻ hơn thông thường từ 5 – 30%. Cách dễ dàng để biết khi nào có chương trình giảm giá, khuyến mại ưu đãi, bạn có thể đăng ký nhận email hoặc cập nhật thông tin trên Fanpage của cửa hàng hoặc website đó.

5. Tham khảo kinh nghiệm & tư vấn của người khác

Xung quanh bạn có thể có nhiều  người đã từng ít nhất 1 lần đi mua sắm đồ sơ sinh và biết  nhiều thông tin về cửa hàng, sản phẩm sơ sinh chất lượng, giá tốt. Nên bạn đừng quên tham khảo sự tư vấn của họ để có thêm những điều bổ ích và thực tế khi đi mua đồ sơ sinh an toàn, tiết kiệm.

Xem thêm các sản phẩm về đồ sơ sinh cho bé tại đây

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Thảm chơi Lucky baby - Cho bé chơi đùa an toàn trong mùa đông

Mùa đông đang đến, bạn lo lắng khi con đang chơi trên sàn nhà lạnh giá. Vì vậy thảm chơi cho bé ra đời để giúp bạn có không gian chơi đùa lý tưởng trong mùa đông. Được thiết kế hợp lý với nhiều kiến thức cùng màu sắc ngộ nghĩnh sẽ giúp bé thoải mái chơi đùa và vận động. Nằm sấp khi vui chơi giúp bé nhanh biết bò, biết đi sớm hơn, do khả năng cân bằng được rèn luyện. Hãy đặt bé yêu của bạn nằm sấp trên một tấm thảm hoặc thảm đồ chơi mỗi ngày ngay khi bé biết nâng đầu. 


ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THẢM CHƠI CHO BÉ

Chất liệu chống thấm
Mặt dưới thảm được làm từ chất liệu vải chống thấm, siêu bền cho thời gian sử dụng lâu dài và mẹ cũng dễ dàng khi vệ sinh.
Thanh treo đồ chơi
Có vòng treo trên khung với những món đề chơi ngộ nghĩnh
Thiết kế sinh động
Thảm chơi hình con cá cho bé, kích thích bé kĩ năng về thị giác và thính giác, kích thích sự tò mò của bé và phát triển tâm trí và giúp bé tập trung vào các món đồ chơi đầy màu sắc và hấp dẫn cùng thiết kế khung dạng vòm có gắn nhiều đồ chơi cho bé giải trí. Thảm có âm thanh sột soạt kích thích nhận thức cảm giác cho bé. 
Phát triển các giác quan của bé
Chuỗi vòng treo trên khung phát âm thanh leng keng thu hút sự chú ý của bé. Sản phẩm phát triển kỹ năng phối hợp tay và chân, con bạn sẽ học cách cảm nhận và chạm vào các vật liệu vải khác nhau và tập cho trẻ đứng và nắm bắt các món đồ chơi treo trên thảm. Thảm chơi nhiều màu sắc ngộ nghĩnh là món quà ý nghĩa cho bé.
Thảm có thể tháo rời thanh treo đồ chơi tạo không gian rộng rãi, thoải mái cho bé.
Phát triển kĩ năng vận động
Nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh treo trên khung thảm thu hút sự chú ý của bé. Bé sẽ phát triển các kĩ năng vận động khi cố gắng với hay cầm nắm đồ chơi. Bề mặt mềm, mịn cho trẻ dễ dàng lật, lẫy, quá trình tập bò của bé sẽ diễn ra nhanh hơn.
Phát triển trí tuệ
Cho bé những nhận thức cơ bản về động vật khi tìm hiểu về các bạn thú đáng yêu và cuộc sống xung quanh.
Xuất xứ: Singapore
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản:
Không sử dụng trong máy giặt và không giặt chung với quần áo.


THÔNG TIN THƯƠNG HIỆU

Lucky Baby là một thương hiệu nổi tiếng của Singapore, được ra đời vào năm 1979. Qua hơn 30 năm kinh nghiệm, đến nay, Lucky Baby đã trở thành thương hiệu đứng đầu trong việc sản xuất dòng sản phẩm đặc biệt dành cho mẹ và bé. Hiện tại, sản phẩm Lucky Baby cũng được phân phối tại nhiều nước khác trên thế giới: Hong Kong, China, India, Pakistan... Lucky Baby luôn luôn cải tiến và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thay đổi kiểu dáng, mẫu mã đa dạng nhằm phù hợp với thị hiếu khách hàng. Với các thành phần làm từ tự nhiên cùng với công nghệ tiên tiến, Thương hiệu Lucky Baby hứa hẹn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chăm sóc những thiên thần nhỏ bé của mình.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Bí quyết để lựa chọn chiếc xe đẩy phù hợp cho bé

Mùa hè với những khoảng thời gian thư giãn thoáng mát buổi chiều. Sau bao mệt nhọc của một ngày làm việc vất vả cũng là lúc bạn đưa bé ra ngoài dạo chơi. Sau đây xin giới thiệu với các bạn một số hãng xe đẩy trẻ em có thể đáp ứng được yêu cầu như :siêu nhẹ, an toàn, dễ gấp gọn, có mái ché, màn che....

Mùa hè cũng là dịp cả gia đình cùng bé đi du lịch. Chiếc xe đẩy trẻ em sẽ là lựa chọn tốt nhất để có thể đưa bé đi chơi xa. Nhưng để chọn mua được một chiếc xe đẩy an toàn, thoáng mát cho bé và gọn nhẹ, tiện lợi cho mẹ là điều không dễ. Đặc biệt là với gia đình có dự định đi du lịch thì việc lựa chọn xe đẩy cần được cân nhắc hơn. Hãy tham khảo một số lời khuyên của các chuyên gia giúp bạn lựa chọn cho bé chiếc xe đẩy em bé phù hợp.


Chọn mua xe đẩy du lịch mùa hè cho bé

Các dòng xe đẩy du lịch siêu nhẹ luôn được các mẹ quan tâm vào mùa hè. Bởi giúp mẹ thuận tiện trong việc xếp gọn, mang vác trong những chuyến du lịch. Và những dòng xe thoáng mát cũng được nhiều gia đình quan tâm. Việt Nam với thời tiết nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và oi bức những chiếc xe đẩy thiết kế đệm ghế cao cấp vẫn chưa thỏa mãn được sự mong đợi của các bậc cha mẹ. Đệm lưới sẽ là xu hướng hàng đầu được các mẹ lựa chọn trong năm 2014.

Do điều kiện về khí hậu khác nhau nên các hãng xe đẩy đến từ các xứ lạnh như Mỹ hoặc Châu Âu thích hợp cho bé sử dụng vào mua đông. Còn các dòng xe  đẩy đến từ Châu Á chủ yếu thiết kế thêm các chức năng như tản nhiệt, thoáng khí là sự lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình.

Hiện nay trên thị trường có rất dòng xe đẩy em bé khiến bố mẹ gặp khăn trong việc lựa chọn. Bố mẹ có thể tùy theo giá cả mà lựa chọn. Với mức giá dưới 1 triệu đồng, bạn có thể lựa chọn cho bé các dòng xe đẩy Seebaby, Snerbaby. Là những dòng xe đẩy có nhiều mẫu mã, kiểu dáng đẹp và siêu nhẹ thích hợp cho những chuyến đi du lịch.

Xe đẩy du lịch Seebaby giá rẻ

Nếu bố mẹ dòng xe đẩy giao động từ 1 triệu đến 2 triệu đồng thì bố mẹ có thể chọn cho bé các dòng xe đẩy Justin, xe đẩy Farlin cũng là những dòng xe đẩy được nhiều ông bố bà mẹ lựa chọn nhiều hiện nay.

Đối với gia đình có ngân sách rộng rãi hơn thì có thể chọn mua cho bé các dòng xe đẩy: dòng Combi cao cấp hay dòng Joovy thời trang…Dưới đây hình ảnh chiếc xe đẩy Combi F2 siêu nhẹ với 3.8kg có nhiều tính năng vượt trội: Nhẹ nhất dòng các dòng xe đẩy Combi, thiết kế đệm lưới chắc chắn, thoáng mát giúp bé thoải mái khi ngồi trên xe đẩy nhiều giờ liền.

Những chuyến du lịch đang hứa hẹn chúng ta, hi vọng với những lời khuyên này sẽ giúp bố mẹ lựa chọn cho bé yêu chiếc xe đẩy phù hợp

Xem thêm các dòng xe đẩy cho em bé giá rẻ nhất tại đây

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Những sai làm của mẹ khi cho bé ăn dặm

 Hầm xương lấy nước nấu cháo, dùng máy xay sinh tố thường xuyên,... là những mẹo được nhiều mẹ đinh ninh là “bí kíp vàng” cho bé ăn dặm, thực ra lại cực kì có hại.

Rất nhiều quan niệm phổ biến khi cho con tập ăn dặm được các mẹ rỉ tai nhau, lưu truyền rộng rãi từ người này qua người khác mà không hề biết, có những quan niệm cực kì sai lầm và có hại cho bé yêu.

Nêm gia vị vào thức ăn của bé

Việc thêm mắm muối vào thức ăn của bé là hoàn toàn không cần thiết. Trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ: ít hơn 1g (0,4g sodium) /1 ngày cho đến khi bé được 12 tháng tuổi. Thận của các bé còn rất yếu và chưa phát triển đầy đủ nên không thể “tải” được lượng muối nhiều hơn thế.

Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Con nhăn mặt trước đồ ăn mới là mẹ... “thôi” luôn

Hôm nay bé ghét món này nhưng có thể ngày mai bé lại đòi ăn chính món đó. Mẹ cần phải kiên nhẫn và tập cho con ăn đa dạng các loại thức ăn để bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.

Một cái cau mày, một cái nhăn mặt hay ngúng nguẩy đôi khi chưa hẳn đã là trẻ ghét món ăn đó. Kể cả khi trẻ tỏ ra cực kì khó chịu, có thể chỉ đơn giản là bé đang ngạc nhiên và chưa kịp thích ứng với việc thử một loại thức ăn mới mẻ. Trẻ sơ sinh sinh ra không thực sự đã hình thành khái niệm thích và không thích. Các bé sinh ra với xu hướng thích đồ ngọt hơn và cần phải học để điều chỉnh vị giác qua việc khám phá những món mới. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường hay thay đổi quyết định như... chong chóng. Hôm nay bé ghét món này nhưng có thể ngày mai bé lại đòi ăn chính món đó. Mẹ cần phải kiên nhẫn và tập cho con ăn đa dạng các loại thức ăn để bé có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.


Thường xuyên hầm xương lấy nước cho con ăn

Nhiều bà mẹ quan niệm “ăn xương cứng xương”, vị ngọt của xương sẽ giúp bé ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa nên việc chăm chỉ hầm xương lấy nước nấu cháo cho con diễn ra khá phổ biến. Khi hầm xương cho bé, nước tuy ngọt nhưng trong đó chủ yếu toàn mỡ, lại là mỡ động vật, khó tiêu hóa đối với trẻ, trong khi đó, hàm lượng đạm và canxi trong nước xương lại có ít. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn cả thịt bằng cách nghiền, xay hoặc băm nhỏ để đảm bảo bé nhận đủ lượng đạm cần thiết.

Vừa cho con ăn vừa dọn đống bừa bãi của con

Các bé tập ăn thường rất thích bày bừa, làm tung tóe đồ ăn ra khắp nơi, khiến cho mẹ lúc nào cũng chỉ muốn lăm lăm cầm khăn lau để lau miệng cho con hay dọn dẹp đống vung vãi đó cho đỡ “ngứa mắt”. Tuy nhiên, các mẹ hãy cứ bình tĩnh cho con ăn xong rồi tính sau. Trẻ nhỏ cần được tạo cơ hội để cầm, nắm và khám phá đồ ăn mà không bị mẹ làm ngắt quãng bằng việc chăm chăm lau tay, lau mặt. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bé sẽ ghi nhớ tên món ăn nhiều hơn nếu được thoải mái chơi đùa với chúng. Bé có thể cảm nhận được hình dạng, mùi, vị của thức ăn khi tự tay sờ, nắm chúng. Vì thế, hãy để mỗi bữa ăn của trẻ là một giờ vui, tạo sự thích thú với việc ăn uống.

Lạm dụng máy xay sinh tố

Thường xuyên cho nhiều đồ ăn vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn cho con ăn là việc làm khá phổ biến của nhiều bà mẹ vì quan niệm cho rằng, con ăn như vậy là dễ nhai, dễ tiêu hóa, lại ăn được nhiều loại thực phẩm cùng một lúc, đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hơn và còn hại cho dạ dày của trẻ. Ăn đồ xay nhuyễn nhiều khiến bé chỉ có phản xạ nuốt, bỏ qua giai đoạn nhai, dịch vị không được kích thích, không có cảm giác thèm ăn, lâu dần bé sẽ lười ăn. Hơn nữa, việc xay nhuyễn thức ăn khiến bé quen ăn nát, chỉ cần ăn chút gì hơi lạo xạo là sẽ nôn trớ. Do đó, khoảng 8 tháng tuổi, bạn nên đổi qua nấu cháo cho bé ăn, hoặc ăn xen kẽ bột, cháo, mỳ,... cho bé tập nhai.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Tại sao mẹ tuyệt đối nên cẩn thận khi cho gia vị vào thức ăn của trẻ

Gia vị làm hương vị món ăn thêm hấp dẫn, kích thích trẻ ăn được nhiều hơn nên nhiều mẹ vẫn hay cho ít gia vị vào thức ăn của con, nhất là muối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây là thói quen cực kỳ có hại cho các bé mẹ cần bỏ ngay.

Các mẹ có biết rằng khi còn nhỏ, cơ thể của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh và rất non yếu, đặc biệt là hệ thống cơ quan bên trong như thận, dạ dày... Việc mẹ nêm gia vị vào thức ăn, đặc biệt là muối đã vô tình khiến các cơ quan này không chuyển hóa được. Trên thực tế, những trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp khi lớn lên.

Những trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp khi lớn lên.

Bên cạnh đó, một số mẹ lại nghĩ rằng không có muối hoặc mắm vào thì cơ thể bé không thể đảm bảo quá trình cân bằng thể dịch và sự hoạt động bình thường của các tế bào. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ đúng cho người lớn.


TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế - Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2 (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết việc nêm nếm gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính) vào thức ăn của trẻ nhỏ là không cần thiết.

Nguyên nhân là do cơ thể trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ cho sự phát triển của cơ thể. Đồng thời, lượng muối cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hơn 1 g mỗi ngày và đã có sẵn trong các rau củ quả mà các bé ăn.

Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Đối với những trẻ lớn hơn, muối cũng có trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh qui…

Việc nêm muối vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi là không cần thiết.

Việc mẹ cho nhiều muối vào thức ăn chỉ  răng thêm gánh nặng cho thận và khiến thận làm việc vất vả hơn, về lâu dài dễ đưa đến các bệnh về cao huyết áp, tổn hại thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…

Hơn nữa, ăn mặn khiến trẻ muốn uống nước nhiều hơn, nếu vượt mức cần thiết thì tăng áp lực thẩm thấu vào máu, nước được tích giữ làm hại hệ tim mạch. Hàm lượng muối thừa cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì. Và việc ăn nhiều muối cũng làm cho cơ thể kém hấp thu kẽm, gây nên tình trạng biếng ăn, khó ngủ và chậm lớn.

Bên cạnh đó, nếu các mẹ đang lo bé sẽ chán ăn vì nhạt vị thì hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho con như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ…Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát phản ứng cơ thể mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới để biết loại nào mà bé thích nhất. Và tốt nhất, mẹ hãy tập cho bé ăn nhạt từ nhỏ để tốt cho sức khỏe sau này.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Hướng dẫn phòng tránh bệnh viêm họng đúng cách cho trẻ

Hỏi:

Xin chào bác sĩ.

Con gái cháu 15 tháng tuổi, nặng 9kg và cao 76cm. Từ lúc được 7 tháng tuổi, hầu như tháng nào bé cũng bị viêm họng và đều phải điều trị bằng thuốc kháng sinh mới khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi làm sao để cải thiện tình trạng của bé ạ. Cháu cảm ơn!

Trả lời:

Chào  bạn!

Như cân nặng hiện tại bé gái nhà mình thì vẫn được chấp nhận trong giới hạn bình thường, còn vế vấn đề viêm họng là vấn đề mà thường xuyên gặp phải ở các bé dưới 5 tuổi do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu không thể chống lại được tác nhân gây bệnh. Để cải thiện tình trạng viêm họng của cháu thì chủ yếu bằng phương pháp tăng sức đề kháng và phòng ngừa cho con là chính.

Dưới đây là một số lời khuyên của chúng tôi:

Vi khuẩn và virus là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng ở con. Vì vậy, con cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay. Bố mẹ cũng nên nhắc con không cho tay và các đồ chơi vào miệng

Đồ chế biến thức ăn của con, tốt nhất bố mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn, bát thìa muỗng riêng, tránh dùng chung với người lớn.

Vệ sinh họng, răng, miệng cho con hàng ngày bằng cách đánh răng, Trước mỗi lần đánh răng, bố mẹ nên ngâm bàn chải của bé vào một cốc nước ấm có pha muối, để lông bàn chải mềm ra và loại bỏ vi khuẩn, súc họng bằng nước muối loãng.

Cần đeo khẩu trang cho con khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.


Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28 độ C.

Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo đơn, đúng phác đồ kháng sinh được kê.

Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn mẹ nhé!





Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm cho bé bú mà không khóc

Câu hỏi:  

Bé nhà mình được 4 tháng tuổi rồi nhưng mỗi lần bú là hay khóc la, dù cho làm đủ mọi cách. Cho mình hỏi như vậy là do gì vậy, có ảnh hưởng đến phát triển của trẻ không?

Trả lời:

Mẹ không cho chúng tôi biết cân nạng và chiều cao của bé thì khó xác định xem bé có đang phát triển thế nào, bé nhà mình có bú mẹ hoàn toàn hay không, có bú bình không  và lượng sữa của mẹ có đủ để cho bé bú không? Ngoài khóc ra mẹ có nhìn thấy biểu hiện gì của bé khác thường nữa không, thông thường khi bú mà bé khóc thì có một số nguyên nhân:


Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì:

• Trẻ khóc vì bú không ra sữa: Khi trẻ khóc và đòi bú thường xuyên do tư thế bú không đúng làm cho trẻ không bắt được đầu vú mẹ, vì thế mẹ nên sửa lại cách bế bé và cách ngậm bắt vú của bé

•  Có thể trẻ đang mọc răng, ngứa lợi, khó chịu.

• Bé không thích mùi vị sữa hoặc do mẹ ăn loại thức ăn nào đó có mùi khó chịu.

• Bé ngậm vú không đúng cách khiến tia sữa phun ra quá mạnh, gây ngộp thở, sặc.

• Trẻ nhỏ và bú yếu.

Bé bỏ bú như vậy mẹ có thể khắc phục cho bé bú bằng cách:

• Cố gắng bình tĩnh nhất có thể và giúp bé thay đổi tâm trạng bằng cách đi dạo, chơi đồ chơi, hát cho bé nghe... Khi bé đã bình tĩnh và vui vẻ hơn, mẹ hãy cho bé thử bú lại.

•  Đứng cho bé bú hoặc thay đổi tư thế cho bé bú để tạo sự thích thú cho bé.

• Cho bé bú sau khi tắm, massage hoặc khi bé đang thiu thiu ngủ.

• Tư thế cho bú sai cũng khiến bé khó bú đủ lượng sữa, cảm thấy khó khăn khi bú và dần dần chán nản, không thích bú sữa nữa. Vì thế bạn cần chỉnh lại tư thế để bé thấy thoải mái nhất.

• Ăn những loại thức ăn bổ dưỡng và ít mùi để tránh tạo mùi khó chịu cho sữa. Cần để ý xem bé thích mùi vị nào để ăn uống theo khẩu vị bé.

• Tránh tia sữa chảy ra quá mạnh, gây ngộp thở, bạn hãy dùng 2 ngón tay đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm lượng sữa chảy ra. Nếu sữa mẹ quá nhiều, bạn có thể vắt bớt ra bình sữa để
cho con uống sau đó.

Còn nếu bé bú sữa ngoài thì có thể bé không thích loại sữa mẹ đang cho bé bú, mẹ có thể đổi sữa cho bé xem.

Nếu mẹ đã làm mọi cách mà bé vẫn khóc  và kèm theo mệt mỏi bú kém, giảm cân thì mẹ nên cho con đi khám bác sĩ sẽ kiểm tra và cho bé lời khuyên tốt.

Click vào đây để đặt câu hỏi của bạn

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Những báo hiệu sức khỏe thông qua tình trạng móng tay

Bạn có biết rằng móng tay cũng là một trong những bộ phận trên cơ thể người và nó không phải là vật trang trí. Nó cũng có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn nếu móng tay của bạn có các hiện tượng sau đây. 

Móng tay trở nên nhợt nhạt, chuyển sang màu vàng hoặc trắng đục,...là những dấu hiệu bạn cần phải đi khám ngay để sớm phát bệnh các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.

Móng tay nhợt nhạt

Đây là dấu hiệu của một số bệnh rất nghiêm trọng như thiếu máu, suy tim sung huyết, bệnh gan, suy dinh dưỡng.


Móng tay trắng

Nếu đa số móng tay của bạn đều màu trắng với viền móng sẫm màu hơn, rất có thể bạn đang bị viêm gan. Các ngón tay màu vàng cùng là dấu hiệu bất ổn của gan.

Móng tay vàng

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho móng tay có màu vàng là do nhiễm nấm. Khi bị nhiễm trùng nặng, móng tay có thể bị co lại, dày hơn. Đối với những trường hợp hiếm gặp, móng tay vàng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng khác như bệnh tuyến giáp, bệnh phổi, tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến.


Móng tay tái xanh

Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu oxy hoặc bị các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc phổi (khí thũng).

Bề mặt móng tay có gợn

Trên bề mặt móng tay có gợn sóng hay vết rỗ có thể là dấu hiệu sớm của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Móng tay cũng có thể đổi màu hoặc lớp da dưới móng có màu nâu đỏ.

Móng tay bị nứt hoặc gãy

Móng tay khô, giòn và thường xuyên nứt hoặc gãy thường liên quan đến bệnh tuyến giáp. Nếu triệu chứng này kèm theo móng có màu vàng cũng có thể do nhiễm nấm.

Vùng da xung quanh móng tay sưng đỏ

Da xung quanh móng tay xuất hiện tình trạng đỏ và sưng thường là triệu chứng của viêm nếp gấp móng tay, ban đỏ hoặc các mô liên kết bị rối loạn. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gay ra tình trạng này.


Sọc đen trên móng tay

Nếu móng tay xuất hiện tình trạng này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây có thể là khối u ác tính, dạng nguy hiểm nhất của ung thư da.

Cắn móng tay

Trong một số trường hợp, cắn móng tay được xem là dấu hiệu của lo lắng kéo dài, rối loạn tâm lý do đó cần được khám và điều trị.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Bí quyết chọn giầy phù hợp cho bé

Việc chọn giày cho bé khiến nhiều bậc phụ huynh lúng túng vì bị choáng ngợp giữa muôn vàn những đôi giày nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc vô cùng bắt mắt...

Các ông bố bà mẹ thường phàn nàn vì phải bỏ ra quá nhiều tiền để mua giày cho con trong khi chúng chỉ dùng được trong thời gian ngắn.

Nhưng, hãy suy nghĩ một chút: tổng quãng đường mà con bạn phải di chuyển chỉ trong vài tháng có thể lên tới hàng trăm kilomet. Đôi chân còn yếu và chưa vững của bé cần được bảo vệ và hỗ trợ để chống lại những bề mặt gồ ghề mà bé có thể dẫm phải. Do đó, bạn cần phải chọn cho bé một đôi giầy chất lượng, thoải mái, bền và vì thế thường không đi kèm với giá rẻ.

9 bí quyết giúp bố mẹ chọn giày cho bé
1. Khi mua giầy đi chơi hoặc đi học cho bé (không kể trai hay gái), nên chọn giầy có đế bằng cao su vì bé sẽ chạy nhảy rất nhiều.

2. Không nên cho trẻ đi lại giầy cũ vì sau khi sử dụng một thời gian, giầy sẽ biến dạng. Nếu bạn cho con đi một đôi giầy cũ, đôi chân còn yếu của bé sẽ rất khó chịu vì phải gò bó theo cấu trúc chân của người khác.

3. Mua giầy chuyên dụng cho bé khi đi chạy. Giầy thường có đế cứng, chắc chắn và linh hoạt, gót tiếp xúc với mặt đất một cách vững chãi, miếng lót giầy êm giúp đôi chân không bị đau, đồng thời giúp giầy được bền hơn. Hãy tránh xa những đôi giầy bằng vải mỏng và đế mềm.



4. Bạn sẽ phải lưu ý hơn khi chọn giày nếu bé có lòng bàn chân phẳng. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân phẳng nhưng khi 2,3 tuổi, vòm bàn chân bắt đầu hình thành. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân trẻ, bạn cần gặp bác sĩ tư vấn để có những lời khuyên bổ ích nhất.

5. Bạn có thể kiểm tra độ mềm và đàn hồi của giầy bằng cách bẻ cong khi mua. Nếu trẻ không thể đi giầy một cách dễ dàng và bình thường thì hãy đến bác sĩ tư vấn vì trẻ có nguy cơ bị khoèo bẩm sinh.

6. Hãy thử một số cặp khác nhau và để bé đi bộ xung quanh cửa hàng một chút, xem cách bé di chuyển với các đôi giày hay dép, chúng có làm cản trở di chuyển của be không? Sau khi bé đi bộ, lấy giày hay dép ra, xem xét xem có bất kỳ đốm đỏ hoặc chân bé có bị ép chặt không? Mẹ có thể đo ngón tay của mẹ ở giữa gót giày và chân của bé, phải có khoảng cách chiều rộng là một ngón tay cái giữa các ngón chân của em bé và mõm của giày.


7. Dây buộc sẽ cầu kỳ hơn, các mẹ có thể mua cho con mình loại khóa dán, tuy nhiên đây là lựa chọn cá nhân nhé ^^. Nếu là dây buộc, bé sẽ khó khăn để đi và tự buộc chúng. Loại khóa dán thì dễ dàng hơn, bé có thể tự học và tự tháo - đi lại giày cho mình.

8. Kiểm tra sự phù hợp giày của bé ít nhất một lần một tháng. Tất cả các bé phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng mẹ có thể mong đợi để mua đôi giày có kích thước lớn hơn ít nhất 3-6 tháng. Kiểm tra các dấu hiệu hao mòn trên những đôi giày và sẵn sàng thay thế nếu vết nứt đáy hoặc nếu có những vết rách đầu hoặc bề mặt giày, dép.

9. Các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến cách chọn size giày sao cho đúng với kích thước chân bé. Đừng bao giờ đi mua giày mà không có trẻ đi theo để thử giày, vì kích thước chân bé sẽ thay đổi rất nhanh theo sự phát triển không ngừng của bé.

Để giữ ấm chân cho trẻ vào mùa lạnh, các bà mẹ thường mang thêm vớ cho trẻ, vì vậy cần chọn một đôi giày hơi lớn hơn một chút để tạo sự thoải mái cho trẻ. Nhưng cũng đừng nên chọn giày quá lớn để trừ hao, vì có thể gây vướng víu cho trẻ khi bước đi.

Hãy cân nhắc để chi tiêu hợp lý khi mua giầy cho trẻ. Hầu hết các ông bố bà mẹ đều có vài đôi giầy, vậy thì mua thêm cho bé 1 đến 2 đôi giầy là chuyện rất hợp lý. Kể cả khi con bạn sẽ lớn lên rất nhanh thì việc trang bị những đôi giầy chất lượng tốt vẫn rất xứng đáng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mọi người có thể lựa chọn mua sản phẩm giày trẻ em tại siêu thị Bibo Mart:  http://bibomart.com.vn/giay-dep-thoi-trang-c271.html

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Bí quyết giúp nuôi dạy thành công đứa trẻ hạnh phúc

Hôn nhân cũng cần được nâng niu, chăm sóc như đứa bé mới sinh của bạn vậy. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc sẽ tạo ra một môi trường - tổ ấm bất hạnh, và điều này có thể khiến con bạn bị tổn thương, stress.

Cười to, cười nhiều

Nụ cười vẫn thường xuyên bị các phụ huynh "bỏ qua" trong quá trình theo đuổi các dấu mốc phát triển của con như đọc, viết và tính toán. Tuy nhiên, theo 1 nghiên cứu của viện Kinh tế - Khoa học Xã hội Singapore 2011, nụ cười, sự vui vẻ và khả năng hài ước sẽ giúp con bạn thành công trong cuộc sống.

Sự hài hước nay một nụ cười ấm áp từ trái tim sẽ là công cụ giúp cho con bạn gây ấn tượng, suy nghĩ sáng tạo, khả năng kết bạn và quản lý stress. Nụ cười chắc chắc sẽ là một sự khởi đầu tuyệt vời để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc


Hôn nhân khỏe mạnh và hạnh phúc

Đã có rất nhiều cặp vợ chồng trục trặc, chán nản, xa cách khi đứa con đầu tiên ra đời. Họ không còn đam mê tìm kiếm nhau. Điều quan trọng mà bạn luôn cần ghi nhớ, là đừng để hôn nhân của bạn rời xa khi đứa trẻ đầu tiên ra đời. Hôn nhân cũng cần được nâng niu, chăm sóc như đứa bé mới sinh của bạn vậy. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc sẽ tạo ra một môi trường - tổ ấm bất hạnh, và điều này có thể khiến con bạn bị tổn thương, stress. Sau tất cả, sẽ có những đứa trẻ gặp ác mộng hay khóc thầm trong đêm khi bố mẹ chúng thường xuyên cãi cọ hay sống lạnh lùng, xa cách như người dưng, nước lã. Vậy điều quan trọng để nuôi dạy 1 đứa trẻ hạnh phúc, đó chính là bố mẹ cùng vun đắp một cuộc hôn nhân lành mạnh và hạnh phúc

Người mẹ cần ưu tiên bản thân

Nghe có vẻ mâu thuẫn khi nói người mẹ cần phải đặt bản thân lên trước tiên là điều kiện tiên quyết để nuôi dạy 1 đứa trẻ hạnh phúc. Điều này được lý giải như thế nào? Khi người mẹ biết nghĩ và ưu tiên đến những nhu cầu bản thân, thì cô ấy sẽ trở nên hạnh phúc hơn, nhiều năng lượng và sự cảm thông, yêu thương, bao dung hơn. Niềm hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến tuổi thơ của đứa con, giúp chúng cũng hạnh phúc hơn. Người mẹ hạnh phúc là mẫu hình tuyệt vời để con cái học hỏi.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Tất tần tật kiến thức về hở eo tử cung

Hở eo tử cung là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc sẩy thai hoặc để non. Mặc dù đã giữ gìn cận thận nhưng đã không ít chị em phụ nữ xót xa khi nhiều lần mất con vì tình trạng trên.

Hở eo tử cung là gì?

Khi có thai, phần eo và cổ tử cung sẽ chịu áp lực ngày càng cao do túi ối (chứa thai ngày một lớn) tác động vào.

Nếu lỗ trong cổ tử cung rộng ra (hở), khi có thai, áp lực buồng ối tác động xuống dưới, màng ối sẽ giãn ra khi gặp điểm yếu này. Nước ối bị dồn xuống dần dần, khiến lỗ trong và ống cổ tử cung căng rộng ra. Có khi mang ối kéo theo nước ối, tạo nên một cái túi chui qua lỗ ngoài tử cung, lọt vào trong âm đạo.



Lúc này, người phụ nữ rất dễ bị sẩy thai hoặc đẻ non vì cực dưới túi ối là một vùng không có gì nâng đỡ. Trong trường hợp xấu, nước ối sẽ chảy ra. Sau vài cơn gò mạnh, thai được sinh ra rất nhanh. Do chỉ khoảng từ 3 – 4 tháng nên thai rất non và thường chết ngay sau khi sinh.

Một điều không may là hở cổ tử cung thường chỉ được chẩn đoán sau khi đã sẩy thai lần đầu tiên, lần mang thai sau lại có nguy cơ bị sẩy sớm hơn lần trước.

Nguyên nhân gây hở eo tử cung có thể do bẩm sinh, do cổ tử cung bị tổn thương vì nong cổ tử cung để nạo thai ở các lần có thai trước, do rạch cổ tử cung khi sinh, do phẫu thuật khoét chóp hay cắt đoạn cổ tử cung. Khi tử cung bị hở eo, nếu không phát hiện kịp thời để can thiệp thì sẽ có nguy cơ cao gây sẩy thai từ khoảng tuần 16 trở đi, lúc đó áp lực trong buồng ối tăng, đè vào cổ tử cung, làm cổ tử cung nở dãn, đưa đến vỡ ối và sẩy thai và sinh non.

TS.BS Điền Đức Thiện Minh - Trưởng khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, điều cần lưu ý là ở tình trạng này là không có triệu chứng. Sẩy thai thường đột ngột khi thai được khoảng từ 4 đến 6 tháng, không triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo báo trước.

Hở eo tử cung có thể là dấu hiệu sảy thai

Chẩn đoán hở eo tử cung thường dựa trên siêu âm đầu dò âm đạo thấy cổ tử cung ngắn (<25mm ở tuổi thai 22-24 tuần) và tiền sử mẹ bị sảy thai liên tiếp.

Bạn cần biết rằng nếu bị hở eo tử cung, từ tuần thứ 16 của thai kỳ trở đi, áp lực trong buồng ối tăng, đè vào cổ tử cung, làm cổ tử cung nở dần, đưa đến vỡ ối và sẩy thai. Việc sẩy thai do hở eo tử cung thường rất đột ngột khi thai được khoảng từ 4 đến 6 tháng, không triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo báo trước.

Thai phụ đang sinh hoạt bình thường, đột ngột bị vỡ ối và sau vài cơn gò mạnh, thai được sinh ra rất nhanh. Thai thường rất non tháng, chết sau sinh.

Nguy hiểm là vậy, nên trong trường hợp bạn đang mang thai và được bác sĩ cho biết bị hở eo tử cung, bạn cần làm gì?

Làm gì để tránh sảy thai do hở eo tử cung?

– Để tránh tình trạng sẩy thai hay sinh non, khi được chẩn đoán có hở eo tử cung, bạn có thể đề nghị khâu vòng cổ tử cung để làm lỗ trong tử cung hẹp lại. Việc khâu vòng nên thực hiện ở tuổi thai từ 16-20 tuần (tốt nhất là 16-18 tuần). Khi bác sĩ chỉ định việc này, bạn nên tuân thủ.

– Đừng quá lo lắng về thủ thuật này, đó chỉ là một thủ thuật nhỏ trong khoảng vài phút, ít đau. Sau khâu bạn cần nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc giảm co tử cung và thuốc kháng sinh. Nếu ổn định, bạn sẽ được xuất viện sau 48 tiếng. Sau khi xuất viện về nhà trong tuần lễ đầu tiên bạn nên hạn chế đi lại hoặc làm việc nặng.

– Nếu thai phát triển bình thường thì đến tuần 37-38, thai phụ phải đến bệnh viện cắt chỉ, phòng khi chuyển dạ sớm, cổ tử cung không mở ra được, gây rách vỡ tử cung.

– Cần tuân thủ lịch khám định kỳ và cần khám ngay khi có các dấu hiệu như: đau bụng, ra huyết âm đạo.

– Hạn chế đi lại nhiều. Tránh mọi việc nặng. Nếu có điều kiện, nên tạm xin nghỉ ở cơ quan/công ty để có chế độ dưỡng thai tại nhà tốt hơn.

– Thực hiện chế độ ăn giàu sắt (thịt bò, mùng tơi, rau dền…), uống nhiều nước và bổ sung Acid Folic. Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng quá mức.

– Tránh sinh hoạt chăn gối vợ chồng vì có thể đưa đến dọa sẩy thai.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

5 Sự thật mà các mẹ bầu không biết khi mang thai

Sẽ thế nào khi cơ thể vẫn có thể "dính bầu" khi bạn đang mang thai? Đây chỉ một trong 5 điều thú vị mà rất ít mẹ bầu biết về giai đoạn mang thai của mình thôi nhé.


Tử cung của người mẹ có thể chịu được lực bằng 180 kg/0,1 mét vuông

Đa số phụ nữ mang thai đều không biết rằng tử cung của mình lại có sức mạnh lớn như thế nào. Theo tính toán thì tử cung của người mẹ có thể chịu tối đa một lực lớn tương đương với 180 kg trên 0,1 mét vuông trong thời kỳ mang thai


Có thai khi đang mang thai

Điều này nghe có thể vô lý bởi khi đã mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một loại hormone ngăn chặn quá trình rụng trứng của cơ thể, từ đó khiến quá trình thụ thai không thể xảy ra. Thực tế cho thấy vẫn có một số trường hợp hy hữu khi phôi thai đầu tiên đi vào tử cung chậm thì một trứng khác vẫn có cơ hội được thụ thai. Không những thế, vẫn có bà bầucó kinh nguyệt đều đặn trong suốt 9 tháng mang thai. Tuy nhiên, những trường hợp như trên là rất hiếm gặp.

Xương trở nên mềm hơn

Bác sỹ sản khoa tại bệnh viện Sinal ở Baltimore cho biết, khi mang thai buồng trứng và nhau thai sẽ tiết ra một loại hormone có tên gọi là relaxin, có tác dụng làm mềm sụn giữa xương chậu và mở rộng cổ tử cung của người mẹ khiến cho việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, rất khó để những xương bị mềm quay lại vị trí ban đầu như trước khi mang thai.

Những vết rạn ở bụng vẫn luôn tồn tại

Trước nay các mẹ vẫn luôn lầm tưởng rằng khi mang thai sẽ khiến bụng bị rạn. Nhưng trên thực tế thì những vết rạn này vẫn luôn có ở bụng dưới và dưới dạng ẩn nên không nhìn thấy được. Đến khi mang thai, hormone sẽ kích thích các sắc tố làm vết rạn có màu sắc rõ hơn, tối màu và có thể nhìn thấy được.

Cho con bú giúp mẹ giảm cân nhanh chóng

Mỗi ngày cơ thể mẹ có thể đốt cháy trung bình 600 calo trong lúc cho con bú. Hơn nữa, sữa mẹ có chứa đầy đủ các kích thích tố khiến cho tử cung trở lại kích thước ban đầu, đồng thời giúp mẹ giảm cân và lấy lại vóc dáng nhanh hơn. Cho con bú bằng sữa mẹ là rất tốt, lợi cho cả mẹ và con.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

20 Dấu ấn đặc biệt của bé mà mẹ không thể bỏ qua


Năm đầu đời của bé có vô số sự kiện, nhiều đến mức bạn khó mà cập nhật hết vào nhật ký trưởng thành của con, có những thay đổi của con mà đôi khi bạn còn không kịp nhận ra.

Những thay đổi của con yêu khi mang thai hẳn đã làm bạn đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Nhưng, bạn sẽ còn trải qua những khoảnh khắc và cảm xúc tuyệt diệu hơn trong năm đầu đời của bé.



Dưới đây là 20 dấu ấn đặc biệt trong năm đầu đời của bé bạn không nên bỏ lỡ trước khi bé tròn 1 tuổi.

1. Tình yêu, cảm xúc và sự quan tâm của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ. Điều này đã được khoa học chứng minh, vì thế hãy luôn cho bé thấy bạn yêu chúng như thế nào nhé!

2. 50% thời gian trong giấc ngủ của trẻ là để bộ não phục hồi, sắp xếp, ghi nhớ và đưa thông tin từ bộ nhớ ngắn hạn vào dài hạn, so với con số 25% ở người trưởng thành.

3. Sau 6 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng giao tiếp bằng mắt với cha mẹ hoặc những người thân.

4. Từ tháng tuổi thứ 6, trẻ bắt đầu tạo ra những âm thanh đơn giản, có thể bắt chước theo chuyển động miệng của bạn nhưng chưa rõ tiếng.

5. Dự trữ sẵn sàng tã giấy – trẻ sơ sinh đi tiểu khoảng 20 phút một lần và sẽ tăng lên khoảng 1 tiếng/lần cho đến 6 tháng tuổi.



6. Chiều cao trung bình của trẻ tăng từ 2,5 cm đến 3,5 cm mỗi tháng.

7. Từ 6 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn quyết định màu mắt của bé sau này.

8. Trong thời gian 4 đến 6 tuần tuổi bạn sẽ được chiêm ngưỡng nụ cười đầu tiên của bé.

9. Bé sơ sinh chưa có xương bánh chè, và sẽ được hoàn thiện trong 6 tháng đầu đời.

10. Trẻ có thể thở và nuốt đồng thời cho đến 7 tháng tuổi.

Năm đầu đời của bé 2
Ảnh minh họa.

11. Trọng lượng của trẻ tăng gấp đôi trong 5 tháng đầu.

12. Mặc dù trẻ sơ sinh khóc rất nhiều, nhưng chúng không có nước mắt cho đến khi được từ 1 đến 3 tháng tuổi.

13. Khi sinh ra trẻ có tới 10.000 chồi vị giác trong lưỡi. Theo thời gian khoảng một nửa trong số đó sẽ biến mất.

14. Trước thời điểm “cán mốc” 1 tuổi, bé có thể hiểu được khoảng 70 từ đơn giản.

15. Não của trẻ có thể cảm nhận âm thanh, giai điệu mặc dù chúng chưa hiểu ngôn ngữ.



16. Nhịp tim của bé sẽ giảm từ 180 lần/phút lúc mới sinh xuống 115 lần/phút trong năm đầu tiên.

17. 9 tháng tuổi là mốc đánh dấu bé có thể dùng tay vẫy gọi bạn.

18. Kích thước não trẻ sẽ đạt khoảng 60% so với người trưởng thành vào sinh nhật đầu tiên.

19. Phần lớn tóc bé có lúc chào đời sẽ rụng hết trong 3 đến 4 tháng sau.

20. Có thể vài người thấy trẻ em thật ồn ào, chúng bi bô suốt ngày mà không rõ từ, nhưng thực tế đó là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển và học hỏi. Hãy nói chuyện với trẻ bằng những từ đơn giản với giọng điệu to, rõ ràng, vui vẻ để giúp bé học nói nhanh và dễ dàng hơn.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ đúng cách

Các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ,

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với các mẹ không có nhiều thời gian cho con bú thì việc vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh là một điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngực mẹ không bị hiện tượng cương đầu vú, giúp bé nhận được lượng sữa mẹ cần thiết, nhất là trong 6 tháng đầu đời.

Làm thế nào để bảo quản sữa mẹ tốt con phụ thuộc vào cách mà mẹ muốn sử dụng một cách nhanh nhất. Nếu mẹ có kế hoạch sử dụng trong 1 ngày thì bảo quản lạnh tốt hơn là đông lạnh, vì bảo quản đông lạnh phá hủy một số chất trong sữa.

Dưới đây là một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ. Những điều này sẽ giúp bổ sung thêm kiến thức và thông tin cần thiết giúp các mẹ có thể an tâm hơn trong việc giữ lại được những chất dinh dưỡng tốt cho con của mình.


1. Số lượng sữa vắt hợp lý

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ không có nhiều thời gian để cho bú trực tiếp) thì số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

2. Bảo quản trong nhiệt độ phòng

Sữa mẹ sẽ bảo quản được từ 4-6 giờ ở nhiệt độ 19-26°C. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ, trời nóng là dưới 1 giờ, dưới 200C không nên quá 2 giờ. Do sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

3. Bảo quản trong tủ lạnh

Với ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ bảo quản được 3-8 ngày ở nhiệt độ 4°C hoặc thấp hơn. Nếu mẹ không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt, nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Với tủ đông: Sữa mẹ sẽ bảo quản được 6-12 tháng ở nhiệt độ -18 đến -20°C. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá.

Với sữa mẹ đã rã đông sẽ bảo quản được trong tủ lạnh tối đa thêm 10 giờ và chú ý không làm đông lạnh lại. Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½ -1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài.


4. Lưu trữ trong các dụng cụ

Sau đó bảo quản sữa mẹ được vắt ra trong những đồ đựng làm từ nhựa cứng hoặc thủy sinh có nắp sạch. Mẹ cũng có thể dùng những chiếc túi nhựa bảo quản sữa mẹ chuyên dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia khuyên không nên sử dụng túi nhựa lâu dài vì chúng có thể bị chảy và nhiễm khuẩn dễ hơn các loại đồ đựng cứng.

Để tăng sự an toàn, mẹ có thể xếp những chiếc túi sữa vào một hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa cứng có nắp đậy kín. Bên cạnh đó, một vài chất dinh dưỡng nhất định trong sữa có thể bám vào thành túi nhựa khi được bảo quản dài ngày, dẫn đến bé bị mất những chất dinh dưỡng cần thiết khi bú sữa này.

Cho dù mẹ lựa chọn bảo quản sữa trong tủ lạnh hay làm đông lạnh, mẹ cần lưu ý:

- Rửa tay trước khi xử lý sữa và lưu trữ. Vệ sinh sạch sẽ mọi dụng cụ lưu trữ để tránh vi khuẩn gây hại.

- Sử dùng các hộp khử trùng, tốt nhất là chai nhựa, hoặc túi sữa nhựa có sẵn tại một số cửa hàng nhà hóa học và shop đồ em bé.

- Thủy tinh được xem như chất liệu tốt nhất để trữ sữa mẹ bởi vì các thành phần có trong sữa mẹ được bảo quản tốt nhất trong thủy tinh.

- Giữ máy hút sữa sạch sẽ. Rửa sạch các bộ phận trong nước xà phòng nóng và rửa chúng kỹ lưỡng trước khi khử trùng.

- Không được lưu trữ sữa mẹ trong các khay đá.

Khi đông lạnh và rã đông sữa mẹ, các mẹ cần biết:

- Đừng bao giờ rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì việc này sẽ khiến vi khuẩn tăng lên trong sữa.

- Không lưu trữ sữa mẹ trong cánh cửa của tủ lạnh.

- Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì sóng của thiết bị này có thể làm mất một số hoạt tính có lợi của sữa, đồng thời việc làm nóng không đều của lò vi ba có thể khiến con bạn bị bỏng.

- Nếu sữa có mùi hơi lạ sau khi rã đông dù đã làm đúng cách, nguyên nhân có thể do sữa bạn có men lipase cao. Đây là một loại men tiêu hóa chất béo gây mùi vị khác lạ cho sữa sau khi rã đông.

- Có thể làm đông sữa mẹ trong bình trữ sữa hoặc túi sữa mẹ. Không trữ đầy sữa vào bình hoặc túi quá ¾, để khoảng rộng để khi mở có thể lấy sữa dễ dàng hơn.

- Ghi nhãn thời gian vào bình hoặc túi trữ sữa để có thể theo dõi dễ dàng.

- Không nên làm tan đá sữa mẹ đông lạnh bằng lò vi sóng hay cho vào nước sôi để tránh làm mất vitamin, khoáng chất và các thành phần quan trọng khác trong sữa mẹ. Điều này còn giúp đề phòng gây bỏng.

- Để bảo quản các thành phần trong sữa mẹ nên làm tan sữa trong tủ lạnh qua đêm, ngoài ra có thể giữ bình hoặc túi trữ sữa trong nước ấm (cao nhất là 37°C).

- Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới, sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng, mẹ nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Xe đẩy trẻ em 737E - Thuận tiện cho việc chăm sóc bé ra ngoài

Xe đẩy trẻ em 737E được thiết kế thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ với đầy đủ mái che, bàn ăn, giá để đồ.

- Bàn ăn xe đẩy em bé 737E có bộ phát nhạc 2 giai điệu, có thể tháo rời để mở rộng bàn ăn.
- Đây là dòng xe đẩy đa năng dễ dàng điều chỉnh được theo 3 tư thế nằm, ngồi, ngả.
- Cần đẩy có thể đảo chiều, thuận tiện cho việc thay đổi tư thế đẩy theo 2 chiều từ phía trước hoặc từ phía sau.
- Lớp vải đệm rất dày và êm, có thể tháo rời để giặt khi cần.
- Bánh xe của xe đẩy kép lớn, hạn chế mài mòn.
- Khung to, chắc chắn, kết cấu gập, có thể thu gọn lại, dễ di chuyển, cất giữ
Xe đẩy trẻ em 737E có hệ thống 2 phanh an toàn

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Top các thực phẩm giúp trẻ tăng cân nhanh

Nữ blogger Ấn Độ nổi tiếng về những bài viết nuôi con chia sẻ bí quyết giúp trẻ sơ sinh và trẻ em nhanh tăng cân.

Menon – nữ blogger người Ấn Độ nổi tiếng với loạt bài viết chia sẻ về cách nuôi dạy con cái trên internet mới đây đã tiếp tục thu hút sự chú ý của các bà mẹ khi cho ra đời bài viết mới về những thực phẩm hàng đầu có khả năng giúp trẻ sơ sinh và trẻ em nhanh tăng cân.

Là một blogger, tôi nhận được rất nhiều thư từ độc giả, những bà mẹ có chung mối quan tâm. Một trong những lo lắng với nhất của các chị em khi gửi mail cho tôi, đó là vấn đề trọng lượng của trẻ.

Mặc dù trọng lượng không quyết định hoàn toàn sự phát triển của một đứa trẻ, nhưng một người mẹ luôn luôn phải đối mặt với những nhận xét, đánh giá của người ngoài, từ đó dẫn đến áp lực, căng thẳng.

Tôi nhắc lại là miễn em bé vẫn năng động, khỏe mạnh và đạt được những cột mốc phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng về cân nặng. Đương nhiên, vẫn có một số thực phẩm có thể giúp tăng cân giúp giải thoát nỗi lo cho các bà mẹ.

1. Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem có thể giúp bé tăng cân. Không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường, sữa nguyên kem còn nhiều calo và chất béo hơn. Mỗi sáng cho con uống một ly sữa nguyên kem sẽ giúp bé đầy đủ chất béo cần thiết. Tuy nhiên mẹ cần nhớ, chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa nguyên kem. Ngoài ra, không nên cho bé uống sữa nguyên kem trước khi đi ngủ vì loại sữa này khó tiêu hơn sữa tách béo, sẽ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ vì đầy bụng.

2. Pho mát

Một miếng pho mát nhỏ cũng có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bữa xế hoặc bữa sau bữa tối của trẻ. Pho mát nhiều chất béo, giúp trẻ nhanh tăng cân. Mẹ có thể chế biến pho mát cùng khoai tây nghiền hoặc trứng tráng pho mát cũng rất ngon và ngậy.

3. Hồng xiêm

12 thực phẩm hàng đầu giúp trẻ tăng cân nhanh - 1
Quả hồng xiêm có rất nhiều đường tự nhiên, thanh, ngọt và giúp trẻ tăng cân. Mẹ có thể nghiền hồng xiêm chín cho con ăn hoặc xay với sữa đều thơm ngon tuyệt vời.

4. Chuối

Chuối là một nguồn carbs và năng lượng tuyệt vời. Chuối vàng rất lý tưởng cho trẻ muốn tăng cân. Mẹ có thể nghiền chuối hoặc trộn với sữa cho bé ăn. Tuy nhiên lưu ý mỗi ngày chỉ nên cho con ăn nhiều nhất 1/2 đến một quả chuối.


5. Quả bơ

Quả bơ rất giàu chất béo tốt và là một thực phẩm tuyệt vời cho những trẻ muốn tăng cân. Chỉ cần trộn bơ với sữa nguyên kem hoặc nghiền không, mẹ đã có một món ăn tăng cân vừa lành mạnh lại rất bổ dưỡng.

6. Khoai lang

12 thực phẩm hàng đầu giúp trẻ tăng cân nhanh - 2
Khoai lang là giàu đường và beta carotene. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.

7. Trứng

12 thực phẩm hàng đầu giúp trẻ tăng cân nhanh - 3
Trứng là có rất nhiều protein.Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.

8. Khoai tây

Khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân. Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây rất dễ chế biến, cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn “siêu tăng cân”.

9. Bơ

Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé như giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng bơ bởi có tới 97% thành phần của bơ là chất béo và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ.


10. Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng là cũng giúp tăng cân nhanh chóng. Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể phết một muỗng cà phê bơ đậu phộng vào bánh mì cho con ăn sáng

11. Dầu Olive

Dầu ô liu chứa chất béo tốt. Việc cho con ăn dặm sử dụng dầu oliu sẽ là quyết định khôn ngoan của mẹ

12. Hạt ngũ cốc

Hầu hết các loại hạt ngũ cốc đều rất giàu Vitamin E, protein và chất béo. Mẹ có thể thêm một ít hạt ngũ cốc trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng. Tuy nhiên phải chắc chắn hạt đã được ninh nhừ nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.

Nguồn : http://bibomart.com.vn/8-sai-lam-ve-dinh-duong-ma-cac-me-bau-can-tranh-d184.html