Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Tại sao mẹ tuyệt đối nên cẩn thận khi cho gia vị vào thức ăn của trẻ

Gia vị làm hương vị món ăn thêm hấp dẫn, kích thích trẻ ăn được nhiều hơn nên nhiều mẹ vẫn hay cho ít gia vị vào thức ăn của con, nhất là muối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây là thói quen cực kỳ có hại cho các bé mẹ cần bỏ ngay.

Các mẹ có biết rằng khi còn nhỏ, cơ thể của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh và rất non yếu, đặc biệt là hệ thống cơ quan bên trong như thận, dạ dày... Việc mẹ nêm gia vị vào thức ăn, đặc biệt là muối đã vô tình khiến các cơ quan này không chuyển hóa được. Trên thực tế, những trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp khi lớn lên.

Những trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp khi lớn lên.

Bên cạnh đó, một số mẹ lại nghĩ rằng không có muối hoặc mắm vào thì cơ thể bé không thể đảm bảo quá trình cân bằng thể dịch và sự hoạt động bình thường của các tế bào. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ đúng cho người lớn.


TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế - Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2 (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết việc nêm nếm gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính) vào thức ăn của trẻ nhỏ là không cần thiết.

Nguyên nhân là do cơ thể trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ cho sự phát triển của cơ thể. Đồng thời, lượng muối cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hơn 1 g mỗi ngày và đã có sẵn trong các rau củ quả mà các bé ăn.

Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Đối với những trẻ lớn hơn, muối cũng có trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh qui…

Việc nêm muối vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi là không cần thiết.

Việc mẹ cho nhiều muối vào thức ăn chỉ  răng thêm gánh nặng cho thận và khiến thận làm việc vất vả hơn, về lâu dài dễ đưa đến các bệnh về cao huyết áp, tổn hại thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…

Hơn nữa, ăn mặn khiến trẻ muốn uống nước nhiều hơn, nếu vượt mức cần thiết thì tăng áp lực thẩm thấu vào máu, nước được tích giữ làm hại hệ tim mạch. Hàm lượng muối thừa cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì. Và việc ăn nhiều muối cũng làm cho cơ thể kém hấp thu kẽm, gây nên tình trạng biếng ăn, khó ngủ và chậm lớn.

Bên cạnh đó, nếu các mẹ đang lo bé sẽ chán ăn vì nhạt vị thì hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho con như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ…Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát phản ứng cơ thể mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới để biết loại nào mà bé thích nhất. Và tốt nhất, mẹ hãy tập cho bé ăn nhạt từ nhỏ để tốt cho sức khỏe sau này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét