Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Tại sao mẹ tuyệt đối nên cẩn thận khi cho gia vị vào thức ăn của trẻ

Gia vị làm hương vị món ăn thêm hấp dẫn, kích thích trẻ ăn được nhiều hơn nên nhiều mẹ vẫn hay cho ít gia vị vào thức ăn của con, nhất là muối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây là thói quen cực kỳ có hại cho các bé mẹ cần bỏ ngay.

Các mẹ có biết rằng khi còn nhỏ, cơ thể của bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh và rất non yếu, đặc biệt là hệ thống cơ quan bên trong như thận, dạ dày... Việc mẹ nêm gia vị vào thức ăn, đặc biệt là muối đã vô tình khiến các cơ quan này không chuyển hóa được. Trên thực tế, những trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp khi lớn lên.

Những trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp khi lớn lên.

Bên cạnh đó, một số mẹ lại nghĩ rằng không có muối hoặc mắm vào thì cơ thể bé không thể đảm bảo quá trình cân bằng thể dịch và sự hoạt động bình thường của các tế bào. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ đúng cho người lớn.


TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng & tiết chế - Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2 (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết việc nêm nếm gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm, mì chính) vào thức ăn của trẻ nhỏ là không cần thiết.

Nguyên nhân là do cơ thể trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất nhỏ cho sự phát triển của cơ thể. Đồng thời, lượng muối cần thiết cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hơn 1 g mỗi ngày và đã có sẵn trong các rau củ quả mà các bé ăn.

Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Đối với những trẻ lớn hơn, muối cũng có trong một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh qui…

Việc nêm muối vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi là không cần thiết.

Việc mẹ cho nhiều muối vào thức ăn chỉ  răng thêm gánh nặng cho thận và khiến thận làm việc vất vả hơn, về lâu dài dễ đưa đến các bệnh về cao huyết áp, tổn hại thận, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…

Hơn nữa, ăn mặn khiến trẻ muốn uống nước nhiều hơn, nếu vượt mức cần thiết thì tăng áp lực thẩm thấu vào máu, nước được tích giữ làm hại hệ tim mạch. Hàm lượng muối thừa cũng là nguyên nhân khiến trẻ béo phì. Và việc ăn nhiều muối cũng làm cho cơ thể kém hấp thu kẽm, gây nên tình trạng biếng ăn, khó ngủ và chậm lớn.

Bên cạnh đó, nếu các mẹ đang lo bé sẽ chán ăn vì nhạt vị thì hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho con như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ…Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát phản ứng cơ thể mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới để biết loại nào mà bé thích nhất. Và tốt nhất, mẹ hãy tập cho bé ăn nhạt từ nhỏ để tốt cho sức khỏe sau này.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Hướng dẫn phòng tránh bệnh viêm họng đúng cách cho trẻ

Hỏi:

Xin chào bác sĩ.

Con gái cháu 15 tháng tuổi, nặng 9kg và cao 76cm. Từ lúc được 7 tháng tuổi, hầu như tháng nào bé cũng bị viêm họng và đều phải điều trị bằng thuốc kháng sinh mới khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi làm sao để cải thiện tình trạng của bé ạ. Cháu cảm ơn!

Trả lời:

Chào  bạn!

Như cân nặng hiện tại bé gái nhà mình thì vẫn được chấp nhận trong giới hạn bình thường, còn vế vấn đề viêm họng là vấn đề mà thường xuyên gặp phải ở các bé dưới 5 tuổi do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu không thể chống lại được tác nhân gây bệnh. Để cải thiện tình trạng viêm họng của cháu thì chủ yếu bằng phương pháp tăng sức đề kháng và phòng ngừa cho con là chính.

Dưới đây là một số lời khuyên của chúng tôi:

Vi khuẩn và virus là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng ở con. Vì vậy, con cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay. Bố mẹ cũng nên nhắc con không cho tay và các đồ chơi vào miệng

Đồ chế biến thức ăn của con, tốt nhất bố mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn, bát thìa muỗng riêng, tránh dùng chung với người lớn.

Vệ sinh họng, răng, miệng cho con hàng ngày bằng cách đánh răng, Trước mỗi lần đánh răng, bố mẹ nên ngâm bàn chải của bé vào một cốc nước ấm có pha muối, để lông bàn chải mềm ra và loại bỏ vi khuẩn, súc họng bằng nước muối loãng.

Cần đeo khẩu trang cho con khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.


Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28 độ C.

Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo đơn, đúng phác đồ kháng sinh được kê.

Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn mẹ nhé!





Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm cho bé bú mà không khóc

Câu hỏi:  

Bé nhà mình được 4 tháng tuổi rồi nhưng mỗi lần bú là hay khóc la, dù cho làm đủ mọi cách. Cho mình hỏi như vậy là do gì vậy, có ảnh hưởng đến phát triển của trẻ không?

Trả lời:

Mẹ không cho chúng tôi biết cân nạng và chiều cao của bé thì khó xác định xem bé có đang phát triển thế nào, bé nhà mình có bú mẹ hoàn toàn hay không, có bú bình không  và lượng sữa của mẹ có đủ để cho bé bú không? Ngoài khóc ra mẹ có nhìn thấy biểu hiện gì của bé khác thường nữa không, thông thường khi bú mà bé khóc thì có một số nguyên nhân:


Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì:

• Trẻ khóc vì bú không ra sữa: Khi trẻ khóc và đòi bú thường xuyên do tư thế bú không đúng làm cho trẻ không bắt được đầu vú mẹ, vì thế mẹ nên sửa lại cách bế bé và cách ngậm bắt vú của bé

•  Có thể trẻ đang mọc răng, ngứa lợi, khó chịu.

• Bé không thích mùi vị sữa hoặc do mẹ ăn loại thức ăn nào đó có mùi khó chịu.

• Bé ngậm vú không đúng cách khiến tia sữa phun ra quá mạnh, gây ngộp thở, sặc.

• Trẻ nhỏ và bú yếu.

Bé bỏ bú như vậy mẹ có thể khắc phục cho bé bú bằng cách:

• Cố gắng bình tĩnh nhất có thể và giúp bé thay đổi tâm trạng bằng cách đi dạo, chơi đồ chơi, hát cho bé nghe... Khi bé đã bình tĩnh và vui vẻ hơn, mẹ hãy cho bé thử bú lại.

•  Đứng cho bé bú hoặc thay đổi tư thế cho bé bú để tạo sự thích thú cho bé.

• Cho bé bú sau khi tắm, massage hoặc khi bé đang thiu thiu ngủ.

• Tư thế cho bú sai cũng khiến bé khó bú đủ lượng sữa, cảm thấy khó khăn khi bú và dần dần chán nản, không thích bú sữa nữa. Vì thế bạn cần chỉnh lại tư thế để bé thấy thoải mái nhất.

• Ăn những loại thức ăn bổ dưỡng và ít mùi để tránh tạo mùi khó chịu cho sữa. Cần để ý xem bé thích mùi vị nào để ăn uống theo khẩu vị bé.

• Tránh tia sữa chảy ra quá mạnh, gây ngộp thở, bạn hãy dùng 2 ngón tay đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm lượng sữa chảy ra. Nếu sữa mẹ quá nhiều, bạn có thể vắt bớt ra bình sữa để
cho con uống sau đó.

Còn nếu bé bú sữa ngoài thì có thể bé không thích loại sữa mẹ đang cho bé bú, mẹ có thể đổi sữa cho bé xem.

Nếu mẹ đã làm mọi cách mà bé vẫn khóc  và kèm theo mệt mỏi bú kém, giảm cân thì mẹ nên cho con đi khám bác sĩ sẽ kiểm tra và cho bé lời khuyên tốt.

Click vào đây để đặt câu hỏi của bạn

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Những báo hiệu sức khỏe thông qua tình trạng móng tay

Bạn có biết rằng móng tay cũng là một trong những bộ phận trên cơ thể người và nó không phải là vật trang trí. Nó cũng có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn nếu móng tay của bạn có các hiện tượng sau đây. 

Móng tay trở nên nhợt nhạt, chuyển sang màu vàng hoặc trắng đục,...là những dấu hiệu bạn cần phải đi khám ngay để sớm phát bệnh các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.

Móng tay nhợt nhạt

Đây là dấu hiệu của một số bệnh rất nghiêm trọng như thiếu máu, suy tim sung huyết, bệnh gan, suy dinh dưỡng.


Móng tay trắng

Nếu đa số móng tay của bạn đều màu trắng với viền móng sẫm màu hơn, rất có thể bạn đang bị viêm gan. Các ngón tay màu vàng cùng là dấu hiệu bất ổn của gan.

Móng tay vàng

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho móng tay có màu vàng là do nhiễm nấm. Khi bị nhiễm trùng nặng, móng tay có thể bị co lại, dày hơn. Đối với những trường hợp hiếm gặp, móng tay vàng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng khác như bệnh tuyến giáp, bệnh phổi, tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến.


Móng tay tái xanh

Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu oxy hoặc bị các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc phổi (khí thũng).

Bề mặt móng tay có gợn

Trên bề mặt móng tay có gợn sóng hay vết rỗ có thể là dấu hiệu sớm của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Móng tay cũng có thể đổi màu hoặc lớp da dưới móng có màu nâu đỏ.

Móng tay bị nứt hoặc gãy

Móng tay khô, giòn và thường xuyên nứt hoặc gãy thường liên quan đến bệnh tuyến giáp. Nếu triệu chứng này kèm theo móng có màu vàng cũng có thể do nhiễm nấm.

Vùng da xung quanh móng tay sưng đỏ

Da xung quanh móng tay xuất hiện tình trạng đỏ và sưng thường là triệu chứng của viêm nếp gấp móng tay, ban đỏ hoặc các mô liên kết bị rối loạn. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gay ra tình trạng này.


Sọc đen trên móng tay

Nếu móng tay xuất hiện tình trạng này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây có thể là khối u ác tính, dạng nguy hiểm nhất của ung thư da.

Cắn móng tay

Trong một số trường hợp, cắn móng tay được xem là dấu hiệu của lo lắng kéo dài, rối loạn tâm lý do đó cần được khám và điều trị.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Bí quyết chọn giầy phù hợp cho bé

Việc chọn giày cho bé khiến nhiều bậc phụ huynh lúng túng vì bị choáng ngợp giữa muôn vàn những đôi giày nhiều kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc vô cùng bắt mắt...

Các ông bố bà mẹ thường phàn nàn vì phải bỏ ra quá nhiều tiền để mua giày cho con trong khi chúng chỉ dùng được trong thời gian ngắn.

Nhưng, hãy suy nghĩ một chút: tổng quãng đường mà con bạn phải di chuyển chỉ trong vài tháng có thể lên tới hàng trăm kilomet. Đôi chân còn yếu và chưa vững của bé cần được bảo vệ và hỗ trợ để chống lại những bề mặt gồ ghề mà bé có thể dẫm phải. Do đó, bạn cần phải chọn cho bé một đôi giầy chất lượng, thoải mái, bền và vì thế thường không đi kèm với giá rẻ.

9 bí quyết giúp bố mẹ chọn giày cho bé
1. Khi mua giầy đi chơi hoặc đi học cho bé (không kể trai hay gái), nên chọn giầy có đế bằng cao su vì bé sẽ chạy nhảy rất nhiều.

2. Không nên cho trẻ đi lại giầy cũ vì sau khi sử dụng một thời gian, giầy sẽ biến dạng. Nếu bạn cho con đi một đôi giầy cũ, đôi chân còn yếu của bé sẽ rất khó chịu vì phải gò bó theo cấu trúc chân của người khác.

3. Mua giầy chuyên dụng cho bé khi đi chạy. Giầy thường có đế cứng, chắc chắn và linh hoạt, gót tiếp xúc với mặt đất một cách vững chãi, miếng lót giầy êm giúp đôi chân không bị đau, đồng thời giúp giầy được bền hơn. Hãy tránh xa những đôi giầy bằng vải mỏng và đế mềm.



4. Bạn sẽ phải lưu ý hơn khi chọn giày nếu bé có lòng bàn chân phẳng. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân phẳng nhưng khi 2,3 tuổi, vòm bàn chân bắt đầu hình thành. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân trẻ, bạn cần gặp bác sĩ tư vấn để có những lời khuyên bổ ích nhất.

5. Bạn có thể kiểm tra độ mềm và đàn hồi của giầy bằng cách bẻ cong khi mua. Nếu trẻ không thể đi giầy một cách dễ dàng và bình thường thì hãy đến bác sĩ tư vấn vì trẻ có nguy cơ bị khoèo bẩm sinh.

6. Hãy thử một số cặp khác nhau và để bé đi bộ xung quanh cửa hàng một chút, xem cách bé di chuyển với các đôi giày hay dép, chúng có làm cản trở di chuyển của be không? Sau khi bé đi bộ, lấy giày hay dép ra, xem xét xem có bất kỳ đốm đỏ hoặc chân bé có bị ép chặt không? Mẹ có thể đo ngón tay của mẹ ở giữa gót giày và chân của bé, phải có khoảng cách chiều rộng là một ngón tay cái giữa các ngón chân của em bé và mõm của giày.


7. Dây buộc sẽ cầu kỳ hơn, các mẹ có thể mua cho con mình loại khóa dán, tuy nhiên đây là lựa chọn cá nhân nhé ^^. Nếu là dây buộc, bé sẽ khó khăn để đi và tự buộc chúng. Loại khóa dán thì dễ dàng hơn, bé có thể tự học và tự tháo - đi lại giày cho mình.

8. Kiểm tra sự phù hợp giày của bé ít nhất một lần một tháng. Tất cả các bé phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng mẹ có thể mong đợi để mua đôi giày có kích thước lớn hơn ít nhất 3-6 tháng. Kiểm tra các dấu hiệu hao mòn trên những đôi giày và sẵn sàng thay thế nếu vết nứt đáy hoặc nếu có những vết rách đầu hoặc bề mặt giày, dép.

9. Các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến cách chọn size giày sao cho đúng với kích thước chân bé. Đừng bao giờ đi mua giày mà không có trẻ đi theo để thử giày, vì kích thước chân bé sẽ thay đổi rất nhanh theo sự phát triển không ngừng của bé.

Để giữ ấm chân cho trẻ vào mùa lạnh, các bà mẹ thường mang thêm vớ cho trẻ, vì vậy cần chọn một đôi giày hơi lớn hơn một chút để tạo sự thoải mái cho trẻ. Nhưng cũng đừng nên chọn giày quá lớn để trừ hao, vì có thể gây vướng víu cho trẻ khi bước đi.

Hãy cân nhắc để chi tiêu hợp lý khi mua giầy cho trẻ. Hầu hết các ông bố bà mẹ đều có vài đôi giầy, vậy thì mua thêm cho bé 1 đến 2 đôi giầy là chuyện rất hợp lý. Kể cả khi con bạn sẽ lớn lên rất nhanh thì việc trang bị những đôi giầy chất lượng tốt vẫn rất xứng đáng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Mọi người có thể lựa chọn mua sản phẩm giày trẻ em tại siêu thị Bibo Mart:  http://bibomart.com.vn/giay-dep-thoi-trang-c271.html

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Bí quyết giúp nuôi dạy thành công đứa trẻ hạnh phúc

Hôn nhân cũng cần được nâng niu, chăm sóc như đứa bé mới sinh của bạn vậy. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc sẽ tạo ra một môi trường - tổ ấm bất hạnh, và điều này có thể khiến con bạn bị tổn thương, stress.

Cười to, cười nhiều

Nụ cười vẫn thường xuyên bị các phụ huynh "bỏ qua" trong quá trình theo đuổi các dấu mốc phát triển của con như đọc, viết và tính toán. Tuy nhiên, theo 1 nghiên cứu của viện Kinh tế - Khoa học Xã hội Singapore 2011, nụ cười, sự vui vẻ và khả năng hài ước sẽ giúp con bạn thành công trong cuộc sống.

Sự hài hước nay một nụ cười ấm áp từ trái tim sẽ là công cụ giúp cho con bạn gây ấn tượng, suy nghĩ sáng tạo, khả năng kết bạn và quản lý stress. Nụ cười chắc chắc sẽ là một sự khởi đầu tuyệt vời để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc


Hôn nhân khỏe mạnh và hạnh phúc

Đã có rất nhiều cặp vợ chồng trục trặc, chán nản, xa cách khi đứa con đầu tiên ra đời. Họ không còn đam mê tìm kiếm nhau. Điều quan trọng mà bạn luôn cần ghi nhớ, là đừng để hôn nhân của bạn rời xa khi đứa trẻ đầu tiên ra đời. Hôn nhân cũng cần được nâng niu, chăm sóc như đứa bé mới sinh của bạn vậy. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc sẽ tạo ra một môi trường - tổ ấm bất hạnh, và điều này có thể khiến con bạn bị tổn thương, stress. Sau tất cả, sẽ có những đứa trẻ gặp ác mộng hay khóc thầm trong đêm khi bố mẹ chúng thường xuyên cãi cọ hay sống lạnh lùng, xa cách như người dưng, nước lã. Vậy điều quan trọng để nuôi dạy 1 đứa trẻ hạnh phúc, đó chính là bố mẹ cùng vun đắp một cuộc hôn nhân lành mạnh và hạnh phúc

Người mẹ cần ưu tiên bản thân

Nghe có vẻ mâu thuẫn khi nói người mẹ cần phải đặt bản thân lên trước tiên là điều kiện tiên quyết để nuôi dạy 1 đứa trẻ hạnh phúc. Điều này được lý giải như thế nào? Khi người mẹ biết nghĩ và ưu tiên đến những nhu cầu bản thân, thì cô ấy sẽ trở nên hạnh phúc hơn, nhiều năng lượng và sự cảm thông, yêu thương, bao dung hơn. Niềm hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến tuổi thơ của đứa con, giúp chúng cũng hạnh phúc hơn. Người mẹ hạnh phúc là mẫu hình tuyệt vời để con cái học hỏi.